Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Động viên tài chính từ đất đai để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở

Đó là tiêu đề Hội thảo khoa học do Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính phối hợp với Viện nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng, Bộ Tài chính tổ chức sáng ngày 30/12/2011 tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ các Viện Nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, Trường Đại học và đại diện các Vụ, Cục chức năng của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Tổng Hội xây dựng Việt Nam; Hội Khoa học đất Việt Nam

Đó là tiêu đề Hội thảo khoa học do Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính phối hợp với Viện nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng, Bộ Tài chính tổ chức sáng ngày 30/12/2011 tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ các Viện Nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, Trường Đại học và đại diện các Vụ, Cục chức năng của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Tổng Hội xây dựng Việt Nam; Hội Khoa học đất Việt Nam…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện chiến lược và Chính sách Tài chính cho biết: Hạ tầng cơ sở có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư cho hạ tầng cơ sở phải đi trước một bước và phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng. Qua 25 năm đổi mới và phát triển, hệ thống hạ tầng cơ sở của nước ta đã có những bước phát triển quan trọng và đầu tư cho phát triển hạ tầng luôn nhận được sự ưu tiên trong các định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước.


Hiện nay chính sách động viên từ đất đai ở nước ta nói chung và huy động nguồn lực từ đất đai cho phát triển hạ tầng ở nước ta là khá đa dạng. Trong hệ thống chính sách thu ngân sách hiện nay, hiện có 6 khoản thu khác nhau liên quan đến đất và được chia thành 3 nhóm là: i) Các chính sách về thuế, phí liên quan đến khi xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng (Thu tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với quyền sử dụng đất; lệ phía trước bạ); ii) Các chính sách về thuế, phí liên quan đến quá trình sử dụng, khai thác (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất) và iii) Các chính sách về thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân..). Trong những năm qua, các chính sách thu này cũng đã liên tục được hoàn thiện. Năm 2010, tổng các khoản thu từ đất (không bao gồm thuế TNDN và TNCN từ chuyển nhượng quyền sử đụng đất) ở nước ta chiếm khoảng 8,5% tổng thu ngân sách, tương đương 2,4% GDP. Các khoản thu từ đất đã trở thành một nguồn thu quan trọng cho nhiều địa phương trong việc đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn. Tuy nhiên, số thu từ đất ở Việt Nam chủ yếu liên quan đến khoản tiền phải trả một lần (tiền sử dụng đất). Đây là nguồn thu không ổn định và thiếu bền vững do quỹ đất là hạn chế. Các khoản thu có tính chất thường xuyên như thu từ thuế nhà, đất (thuế đối với nhà đang được miễn) hiện chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu NSNN. Năm 2010, thu từ thuế nhà, đất của Việt Nam chỉ bằng khoảng 0,07% GDP. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy ở nhiều quốc gia thu từ thuế nhà, đất (thuế tài sản) là nguồn thu quan trong cho chính quyền địa phương trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Khoản thu này trong thập niên 2000 tương đương khoảng 0,72% GDP tại các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi chuyển đổi và khoảng 1,46% GDP tại các nước phát triển.


Thời gian qua, một số địa phương trên cơ sở khuôn khổ của pháp luật hiện hành cũng đã chủ động đưa vào áp dụng một số cơ chế mới để khai thác thêm nguồn lực từ đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng (ví dụ như việc hoán đổi đất cho công trình hay mô hình đổi đất lấy hạ tầng hay còn gọi là sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng). Tuy nhiên, những biện pháp này cũng chỉ mới dừng lại ở một số địa phương nên cần phải có sự đánh giá cụ thể về tình phù hợp cũng như tính hiệu hiệu quả để nghiên cứu nhân rộng.


Đất đai là nguồn lực quan trọng để phát triển hạ tầng cơ sở quốc gia. Nếu có cơ chế đúng và phù hợp thì có thể khơi dậy một nguồn lực tài chính đáng kể từ quỹ đất của các địa phương, tạo điều kiện cho các địa phương có được các nguồn lực cần thiết cho việc đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở trên địa bàn. Khi phát triển hạ tầng cơ sở phát triển giá trị gia tăng của quỹ đất sẽ tăng lên. Vấn đề đặt ra là giá trị gia tăng của đất do việc đầu tư cơ sở hạ tầng đem lại nên được điều tiết theo phương thức nào để có thể có thêm nguồn lực, bù vào chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước. Một nghịch lý ở nước ta hiện nay là Nhà nước đầu tư làm đường, đầu tư hạ tầng và theo đó là giá đất tăng nhưng vẫn chưa có phương thức điều tiết thỏa đáng. Kinh nghiệm một số nước đã cho thấy nếu có cơ chế đúng thì có thể khơi dậy một nguồn lực tài chính đáng kể cho ngân sách, nhất là từ việc gia tăng giá trị đất đo do việc đầu tư cơ sở hạ tầng.


Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã xác định phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở là một trong 3 đột phát quan trọng. Huy động vốn cho đầu tư hạ tầng cơ sở là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau. Do vậy, Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cùng nhau tập trung thảo luận vào một số vấn đề như: Đánh giá được đầy đủ và toàn diện thực trạng chính sách huy động nguồn lực từ đất đai ở nước ta hiện nay (làm rõ các vướng mắc, các rào cản và các nguyên nhân của những vướng mắc này); Chia sẽ được các kinh nghiệm, các hàm ý chính sách từ thực tiễn áp dụng các chính sách động viên nguồn lực từ đất đai cho phát triển hạ tầng cơ sở ở một số nước trên thế giới; Đề xuất, gợi mở các quan điểm, các giải pháp để có thể huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ đất đai cho việc phát triển hạ tầng cơ sở ở nước ta; Các điều kiện và bước đi trong việc sửa đổi các cơ chế, chính sách liên quan để có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực từ đất đai.


Hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá, phân tích, khuyến nghị một cách khách quan, khoa học từ các nhà nghiên cứu, nhà quản lý để từ đó có các đề xuất thiết thực cho việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách liên quan nhằm huy động có hiệu quả nguồn lực từ đất đai cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ta thời gian tới./.

Nguồn: Theo mof.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang